Friday, April 17, 2009

Tôi giữ cách nhìn thận trọng về phục hồi kinh tế

Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành cho rằng cần thêm dữ liệu để nhận định về sức khỏe nền kinh tế, và không nên sớm lạc quan khi thấy những biểu hiện nhất thời trên thị trường chứng khoán hay lỗ lãi của ngân hàng.

Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành.
- Một số ý kiến gần đây cho rằng nền kinh tế đã xuất hiện tín hiệu hồi phục. Theo ông, dấu hiệu của hồi phục kinh tế sẽ thể hiện trước hết ở đâu?

- Người ta nhìn vào các chỉ báo chính để biết rằng sức khỏe của nền kinh tế đang ở mức nào. Một trong số đó là chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI), trong quý I/2009 chỉ số này tại Việt Nam tăng 6 điểm so với quý cuối năm 2008, cho thấy đa số nhà quản lý doanh nghiệp vẫn tin vào gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong vòng 12 tháng tới. Tiêu dùng nói chung giảm, nhưng tiêu dùng cá thể trong nước vẫn tăng khá.

Tuy vậy, các chỉ số kinh tế vĩ mô khác chưa thực sự lạc quan. Xuất khẩu trong tháng 3 tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nhìn vào chi tiết thì thấy là không tăng, mà vẫn đang giảm. Các sản phẩm chiến lược của Việt Nam như dệt may, gỗ, giày dép giảm mạnh, hoặc không tăng. Riêng xuất khẩu đá quý và kim loại có giá trị xuất khẩu bằng gần 5.000% cùng kỳ năm trước. Đúng là Việt Nam xuất siêu, nhưng tái xuất vàng thì không phải là một hoạt động kinh tế đơn thuần. Nhập khẩu giảm xuống, nhưng đáng chú ý là hàng xuất khẩu của Việt Nam có 70-80% nguyên liệu ngoại nhập. Xuất khẩu giảm nên nhập khẩu cũng giảm theo.

Tôi cho rằng cần thận trọng khi nhận định kinh tế đã ra khỏi khủng hoảng hay chưa, và phải nhìn vào các chỉ số, đặc biệt là dữ liệu về sản xuất của các doanh nghiệp.

- Ông nghĩ sao về khả năng hồi phục của kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ có tác động lan tỏa tới Việt Nam, nhất là khi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ?

- Chủ tịch FED Ben Bernanke có nói rằng kinh tế Mỹ có khả năng khởi sắc vào cuối năm 2009, nhưng vế thứ hai của nhận định này là "nếu có thể giải quyết tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính Mỹ và thế giới".

Khủng hoảng tại Mỹ bắt nguồn từ việc trái phiếu phái sinh được đảm bảo bởi các hợp đồng cho vay bất động sản (mortgage-backed securities) bị mất thanh khoản và trở nên "nhiễm độc", như cách nói của cựu Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson. Tổng giá trị hợp đồng cho vay bất động sản tại Mỹ lên đến 12.000 tỷ USD. Để bảo hiểm nguy cơ xảy ra nợ xấu, các nhà đầu tư các sản phẩm phái sinh này mua hợp đồng Bảo đảm nợ xấu (Credit Default Swap - CDS). Đến cuối tháng 6/2008, tổng giá trị hợp đồng CDS bên Mỹ là 35.000 tỷ USD, trong khi GDP Mỹ là 14.700 tỷ. Thị trường CDS đem lại lợi nhuận khổng lồ nhưng đã khiến thị trường tín dụng sụp đổ khi các hợp đồng vay biến thành nợ xấu. Đến tháng 10/2008, các định chế tài chính hàng đầu thế giới lâm vào tình trạng phá sản, mọi lĩnh vực kinh tế đều không tiếp cận được vốn vay. Đến nay các chính phủ đã bơm tiền để khuyến khích ngân hàng cho vay, song thị trường vẫn đóng băng.

Chính phủ Mỹ dự định mua lại các khoản nợ xấu bằng gói tài chính 700 tỷ USD, nhưng nay họ không làm nữa. Giá trị các trái phiếu này tại thị trường Mỹ trước đây được xác định khoảng 4.000-5.000 tỷ USD, đến nay Mỹ chưa có giải pháp nào. Khoảng 2.000 tỷ USD trái phiếu do Chính phủ Mỹ phát hành cũng sẽ khó bán, nên FED sẽ phải mua vào, thực chất là in thêm tiền. Việc này lại tạo thêm những hệ lụy. Nhìn chung, các chỉ báo kinh tế tại Mỹ, châu Âu và Nhật vẫn đang đi xuống.

Trung Quốc có lợi thế ở thị trường nội địa rộng lớn và lệ thuộc ít hơn vào thị trường nước ngoài. Họ đang chuyển hướng về nông thôn, và nếu chừng đó nông dân của Trung Quốc ăn nên làm ra, thì sẽ rất thuận lợi cho nền kinh tế của họ. Song ta cần quan sát thêm cách làm của Trung Quốc.

- Nhưng thị trường tài chính Mỹ đã có dấu hiệu tích cực, một số ngân hàng như Citigroup và Wells Fargo báo cáo lãi trong 3 tháng đầu năm nay?
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành (sinh năm 1932) hiện là nhà tư vấn chiến lược kinh tế cho Chính phủ. Ông từng là cố vấn cao cấp của nhiều tập đoàn đa quốc gia như AIG, KHM… Là một trong 19 cá nhân nhận giải thưởng "Vinh danh nước Việt" lần đầu tiên năm 2004.

- Việc những ngân hàng Mỹ báo lãi chỉ là câu chuyện kế toán thôi. Citi nhận 45 tỷ USD hỗ trợ của Chính phủ Mỹ và được bảo đảm cho hơn 300 tỷ USD nợ khó đòi. Năm 2008 họ ghi sổ lỗ trên 20 tỷ USD. Các tài sản nhiễm độc được "khóa sổ" và không tính lại theo giá trị thị trường. Sang quý mới, họ báo lãi, là lãi trong riêng thời điểm này, do được Chính phủ bơm vốn và chưa tính tới số lỗ ghi trong sổ.

- Ông nói gì về con số trên 220.000 tỷ đồng vốn bù lãi suất 4% mà các ngân hàng trong nước báo cáo đã giải ngân trong vòng 2 tháng qua?

- Con số 220.000 tỷ đồng vốn cho vay đã giải ngân sẽ tương đương 17-18% dư nợ của hệ thống ngân hàng. Nhưng số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tổng dư nợ chỉ tăng thêm hơn 2%. Tôi cho rằng, vấn đề tiền giải ngân đi đâu và đảo nợ cần được quan tâm.

Đặt giả thiết có chuyện đảo nợ, trong trường hợp đó, ngân hàng vẫn được bù 4% lãi suất, mà lại "làm sạch" được nợ khó đòi trong báo cáo tài chính. Còn doanh nghiệp vay vốn và báo cáo là đưa vào vốn lưu động 8 tháng. Mà việc sử dụng vốn lưu động có đúng mục đích hay không thì kiểm soát không dễ.

Với các nền kinh tế, lãi suất tái cấp vốn và chiết khấu là những công cụ quan trọng để điều hành lãi suất cho vay trên thị trường. Khi ngân hàng trung ương các nước cung ứng vốn cho ngân hàng thương mại với lãi suất 1-2%, ngân hàng thương mại có thể cho vay với lãi suất 4-5% mỗi năm, mà không cần tới tiền hỗ trợ từ ngân sách để bù lãi suất.

Nếu đảo nợ có thật, mọi chuyện sẽ càng nguy hiểm hơn nếu những đồng vốn đó được chuyển hóa thành đôla để trả nợ cho các hợp đồng nhập khẩu trước đây. Theo chương trình của Chính phủ, doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn bằng tiền đồng, cho sản xuất kinh doanh và đầu tư mới. Thị trường ngoại hối gần đây nóng lên, trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu không lớn, cũng là câu hỏi cần có lời giải đáp.

- Diễn biến thị trường chứng khoán sôi nổi trong những ngày gần đây được cho vừa là tín hiệu của hồi phục kinh tế, vừa là kỳ vọng của giới đầu tư về khả năng này. Ông nghĩ sao về dòng tiền đang chảy vào thị trường chứng khoán?

- Tôi cho rằng cần kiểm tra dòng tiền này. Chưa thể loại trừ khả năng nguồn vốn từ các ngân hàng đã chuyển sang chứng khoán. Chỉ khoảng 5% nguồn vốn này chảy sang chứng khoán, cũng đã là đủ để "tung hoành".

Thực tế, dù có những phiên tăng điểm, nhưng không có cơ sở kinh tế vĩ mô cho chiều hướng đứng vững và không quay đầu trở xuống. Ngoài ra chứng khoán Mỹ vẫn trong xu thế đi xuống. Chứng khoán trên thị trường Mỹ đã mất 40-50% giá trị, và khi các ngân hàng báo cáo lãi thì mới có những ngày đi lên. Quan trọng là xem căn bản thị trường có những chỉ báo gì.

Theo vnexpress.net

Wednesday, November 14, 2007

“Vàng anh” và “nghi can”

Cảnh sát chỉ mất 10 ngày để tìm ra những kẻ tình nghi đã phát tán đoạn phim về “Vàng anh”. Kết quả này cho chúng ta niềm tin, cho dù tính chất tội phạm là cướp ở dưới tiệm vàng hay tung tin trên internet, nếu lực lượng công an quyết tâm, thủ phạm đều có thể bị bắt. Tuy nhiên, bài viết này chỉ nói về “bản án” mà dư luận đang dành cho 4 sinh viên vừa bị khởi tố.


Sau khi bị khởi tố, 4 nghi can là sinh viên được dẫn ra “cho nhà báo quay phim”. Ngay lập tức, hình ảnh và thông tin về nhân thân của họ tràn ngập trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Mấy năm gần đây, báo chí vẫn thường che mặt và đưa tên tắt những thường dân bị bắt, nhưng không hiểu sao đã không làm vậy với 4 sinh viên này. Luật pháp của Việt Nam không ràng buộc. Nhưng chúng ta cũng nên cân nhắc, bởi nếu tiếp tục như vậy, “danh dự và nhân phẩm” của các bị can, rõ ràng, đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều 72 của Hiến pháp tuyên bố rằng, không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực của toà.



Nhưng, không chỉ vụ “Vàng anh”, số phận pháp lý của nhiều công dân, trên thực tế, thường được định đoạt, không phải sau khi bị toà tuyên, mà tự nó đã bị “kết liễu” kể từ khi công an bắt đầu “phối hợp” với báo chí.



Nếu như đoạn phim “Vàng anh” vừa qua bị coi là “văn hoá phẩm đồi truỵ”, hành động “truyền bá” nó, rõ ràng là phải bị xử lý theo pháp luật hiện hành. Truyền thông cũng không thể nào đứng ngoài các diễn tiến liên quan đến sự kiện này. Nhưng, nếu như chúng ta đã từng đồng ý với đề nghị “đừng giết Vàng anh”, một trong hai tác giả của đoạn phim. Thì chúng ta cũng không thể không đối xử “nhân bản” tương tự với những người mà hành vi của họ, cho dù rồi có bị tuyên là có tội hay không, cũng có rất nhiều khả năng là do “bồng bột”.



Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc Công an Hà Nội đã nói về 4 sinh viên vừa bị bắt này, rằng: “Các cháu không phải lưu manh chuyên nghiệp. Khi được triệu tập, các cháu đã khai báo rõ ràng và nộp nhiều tang vật”. Theo nguyên tắc Tố tụng Hình sự thì trong trường hợp của 4 sinh viên này (không phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng, không có ý định bỏ trốn và không hề cản trở điều tra), cảnh sát hoàn toàn có thể để họ “tại ngoại hầu tra” và chỉ cần “cấm đi khỏi nơi cư trú”.



Tất nhiên, những hành động như: còng tay bị can, đưa lên xe thùng hụ còi, cho mặc áo tù và đưa vào cách ly trong trại cũng có một ý nghĩa “trấn áp” nhất định. Nhất là với một loại tội phạm mà xã hội có thể chưa ý thức đầy đủ về tính nguy hiểm khi tiến hành. Nhưng, pháp luật không phải là một công cụ vô tri. Đưa một người trẻ tuổi mà nhân thân không tới mức phải “cách ly” vào nhốt chung với tội phạm, đồng thời bêu riếu họ trước công chúng, thì liệu có còn ý nghĩa cải tạo.



Bốn người bị khởi tố trong vụ án này không phải ai cũng có hành vi nguy hiểm như nhau để có thể tất cả đều bị bắt. Vụ án chỉ mới được khởi tố điều tra, chưa thể khẳng định ai mới thực sự là chủ mưu để áp dụng những biện pháp răn đe nghiêm khắc nhất. Tội liên quan tới “văn hoá phẩm đồi truỵ” áp dụng với cả các hành vi “làm ra”, “tàng trữ” và “truyền bá” nó. Một trong hai người “làm ra” đoạn phim “Vàng anh” là Vũ Hoàng Việt, con của một vị thượng tá, chánh văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội. Ông Nguyễn Đức Nhanh trấn an dư luận rằng, “mọi công dân đều phải bình đẳng trước pháp luật, cho dù người đó là con công an”. Tuy nhiên, dư luận không thể không nghi ngờ về khả năng khách quan của ông bởi khi chưa kết thúc điều tra, ông đã vội kết luận là “hai cháu Thuỳ Linh và Việt” không hề phạm tội.



Rất có thể Thuỳ Linh và Việt quay lại đoạn phim này không nhằm “mục đích phổ biến”, yếu tố để xem xét hành vi của họ có phạm tội hay không. Nhưng, cơ quan điều tra cũng không thể bỏ qua rất nhiều tình tiết có thể nhận thấy khi xem lại đoạn phim. Trong một số video clip, có thể nghe tiếng con trai nói “Đưa lên web nhé?”. Cần có một giám định để xem, tiếng nói đó có phải là của Việt nói với bạn tình hay không. Cái cách mà Việt đưa máy tính cho bạn bè mượn để từ đó đoạn phim bị lọt ra ngoài cũng cần được làm rõ: vì sao trong máy đang có một đoạn phim cần giấu kín mà Việt lại dễ dàng đưa nó cho những người bạn có trình độ máy tính không thua kém gì mình.



Tính nghiêm khắc của pháp luật nằm ở chỗ, mọi cá nhân, mọi hành vi có liên quan đều phải được điều tra, chứ không phải bắt một số người, đưa lên báo, để dư luận yên tâm là những kẻ phạm tội đều đã bị tóm gọn. Nhưng, cho dù có thêm những ai bị bắt thì cách hành xử của báo chí và các cơ quan tố tụng với họ cũng phải trên nguyên tắc coi những người vừa bị khởi tố chỉ là những người đang bị tình nghi.



Không phải tự nhiên mà cảnh sát ở những nước văn minh thường đội lên những người bị bắt một cái mũ trùm đầu bằng vải trước khi dẫn họ ra khỏi nhà. Đấy không phải là một hành động mang tính trấn áp, đấy là một hành động bắt buộc nhằm hạn chế tới mức tối đa sự phát hiện của công chúng đối với họ. Bởi nếu như sự tình nghi của cảnh sát là không chính xác thì hậu quả có thể giảm thiểu khi những người đó quay lại với cuộc sống bình thường. Đó là lý do đã có không ít quan chức (nước ngoài) mất chức chỉ vì gọi một người vừa bị bắt nào đó mà quên nói rõ họ chỉ mới là kẻ bị tình nghi. Không phải ngẫu nhiên mà Hiến pháp Việt Nam có điều 72. Toà án đã trả tự do, tuyên vô tội cho hàng chục nghìn người, trong đó có những người đã bị giam giữ nhiều ngày; trong đó, có những người đã bị báo chí mô tả như những kẻ giết người, những kẻ lưu manh ngay từ khi vừa bị bắt.



Cuốn phim “Vàng anh” đúng là đã gây ra một ảnh hưởng xấu. Có không ít thủ phạm, nhưng cũng có rất nhiều nạn nhân. Pháp luật có nhu cầu phải được bảo vệ, dân chúng có quyền được thông tin. Nhưng, số nạn nhân của “Vàng anh” cũng đừng vì thế mà để tăng thêm một cách không cần thiết.



Theo Huy Đức

Monday, October 29, 2007

Protalix BioTherapeutics stock price falls 82%

A Phillip Frost investment fell 82 percent in one day -- a loss of $287 million.
Posted on Fri, Oct. 26, 2007
Digg del.icio.us AIM reprint print email
BY JOHN DORSCHNER
jdorschner@MiamiHerald.com

Protalix BioTherapeutics, an Israeli biotech firm with strong Miami ties, made a new stock offering on Thursday that caused its stock price to plummet 82 percent.

Trading was halted Wednesday when the price was at $36.06. The company announced it was issuing 10 million new shares at $5 a share. By the close of trading Thursday, Protalix had fallen to $6.31.

The biggest loser was its largest shareholder, Phillip Frost, the Miami physician-entrepreneur who built up and sold the drug maker IVAX. In less than a day, the value of Frost's investment in Protalix sank from $352 million to $65 million.

It's a rare setback for Frost, known for his Midas touch. Smaller investors frequently follow his lead. InsiderScore.com ranked him No. 2 in the nation as the insider whose disclosed stock purchases have generated the highest rates of return.

Last month, Forbes magazine put him at No. 204 in its list of richest Americans, with a net worth of $2.2 billion.

Frost did not return a phone call seeking comment, but many investors were howling with pain on a Google message board. ''This is the biggest scam. . . . All investors got screwed,'' wrote one. ''I have 280 shares of it. . . . Do you guyz have any link abt this decrease?'' wrote another.

Kenneth Vianale, a Boca Raton attorney specializing in shareholder lawsuits, said offering new shares at $5 when the stock was trading at $36 ``is nuts in my view. Obviously shareholders will be pretty mad. This seems to be actionable. It's outrageous.''

A Protalix spokesman in New York, Lee Roth, said, ''I'm not able to comment. I hope to have some answers shortly.'' A receptionist at the company's headquarters in Carmiel, Israel, said no one was available. The firm's CEO, David Aviezer, did not immediately respond to an e-mail.

Started in 1993, Protalix is a biotech firm that has no profit and no revenue as it works to refine products. It is developing a way to make proteins for pharmaceutical products in cultured carrot cells.

The chairman is Eli Hurvitz, 75, who is also chairman of the board of Teva Pharmaceutical Industries, the Israeli firm that bought Frost's IVAX for

$7.4 billion in early 2006.

Later that year, Frost and a small group used a shell company, Orthodontix, to do a reverse merger with Protalix. They invested $15 million, and through the merger Protalix became publicly traded.

Frost, now a Protalix director, continued to buy stock until he owned 9.7 million shares, or 15 percent, of the company before the new stock offering, according to Securities and Exchange Commission filings.

Protalix had about 65 million shares before Thursday, but they were closely held and lightly traded, with an average 20,000 to 60,000 shares changing hands daily. On Thursday, 7.2 million shares were traded.

For the first six months, Protalix lost $12.6 million. It noted in its quarterly report with the SEC that as of June 30, ``the company does not have sufficient resources to complete the commercialization of any of its proposed products.''

In early October, seeking more money, the company filed with the SEC a prospectus for a stock offering of 3.7 million new shares and 1.2 million held by existing shareholders.

The firm said it hoped to raise $121 million at $35 per share, which was close to what the stock was then trading at. But a note warned: ''Given the limited liquidity of our common stock, this trading price may not reflect the actual fair market value of our common stock.'' Announcing the sale of new stock could result ``in a significantly lower public offering price.''

That's what happened. After consulting with investment bankers, Protalix changed the offering terms to 10 million shares at $5 each. Because of that valuation, the company, which had previously had a total stock value of $2.3 billion, was suddenly worth about $375 million.

The move perplexed small traders. ''Holy gosh!'' wrote one investor on a Google message board. ``Anyone know what's going on?''
Shares of Protalix have been highly volatile and have fallen more than 10 percent in a single day at least three times since August. There were at least an equal number of times when the shares rose more than 20 percent since then.

Miami doctor and businessman Phillip Frost is one of the largest shareholders in Protalix, with about 14.9 percent as of last March. The value of that investment would have dropped by almost $300 million in Thursday's slump.

Frost, who is also the vice-chairman of Israeli generic drugmaker Teva Pharmaceutical Industries Ltd (TEVA.O: Quote, Profile, Research), acquired a publicly traded company, Orthodontix Inc, about two years ago. This company then acquired Protalix at the beginning of this year and used Protalix as the name of the combined company.

Protalix's previous year-low was on Aug.1 when it closed at $12.22. However, the shares touched their year-high within 21 days when they closed at $48.40.

In July, Protalix said it reached an agreement with the U.S. Food and Drug Administration on the final design of its key late-stage trial for its drug, prGCD, to treat Gaucher disease.

Gaucher disease is caused by a specific enzyme deficiency due to a genetic mutation received from both parents. It can cause enlargement of the liver and spleen, anemia, bone pain and fractures.

The company expects to start enrollment for the trial during the third quarter of 2007.

Sunday, October 28, 2007

Ai bán blog? Tôi mua!

Hiện số lượng blog đang gia tăng với tốc độ chóng mặt.

Ban đầu là những mạng xã hội, tiếp đến là các thế giới ảo. Còn giờ đây, blog đang trở thành mục tiêu mua lại hấp dẫn trong mắt những công ty truyền thông lớn.

Các blog, đặc biệt là blog có thương hiệu lớn như TechCrunch, Gawker, GigaOm, Boing Boing và Huffington Post, là những hình mẫu kinh doanh rất hấp dẫn. Đây thực sự là thông tin tốt lành đối với những công ty truyền thông truyền thống đang tràn đầy hy vọng nắm bắt và thu lợi nhuận từ thế giới Web 2.0 đang phát triển nhanh chóng.

Hiện số lượng blog đang gia tăng với tốc độ chóng mặt. Mỗi blog thường nhằm vào một nhóm độc giả nhất định. Với quan điểm và tiếng nói riêng, mỗi blog đều phát triển cho mình một “cộng đồng” độc giả nhất định, tạo cơ hội cho những quảng cáo nhằm vào nhóm độc giả đó.

Tính đến tháng 9/2007, công ty Technorati chuyên về theo dõi các blog đã xếp hạng hơn 106 triệu blog, tăng 12 triệu blog so với tháng trước đó. Theo thống kê của comScore, một công ty nghiên cứu marketing trực tuyến, blog công nghệ Boing Boing đã trở thành một trong 5 blog có số lượng người truy cập đông đảo nhất trên mạng, với số lượng người ghé thăm là khoảng 7,5 triệu lượt mỗi tháng.

Theo Technorati, Boing Boing là blog có số lượng truy cập lớn nhất thế giới tính theo số lượng người coi trang này là trang yêu thích (favourite). Trong khi đó, tổng số lượng người đọc của Wired - một tờ báo in về công nghệ - là 1,9 triệu người, tính đến tháng 6/2007.

Điều này có ý nghĩa như thế nào về những công ty truyền thông lớn? Thường thường, đối với những công ty này, bất kỳ một nguồn thông tin nào mới cũng được coi là một đối thủ.

Tuy nhiên, họ lại đang hợp tác hợp tác ngày càng nhiều hơn với các blogger để chia sẻ lượng độc giả và lợi nhuận. Trong thời gian gần đây, nhiều tờ báo đã đưa một số blog trở thành một bộ phận của mình với mục tiêu thu hút một lượng độc giả lớn hơn.

Đầu tháng 8 vừa qua, tờ New York Times đã phối hợp với các tác giả của blog Freakonomics chuyên bình luận về các vấn đề kinh tế trong các tình huống diễn ra hàng ngày và đưa blog này trở thành một bộ phận của tờ New York Times trực tuyến và mục xã luận của tờ báo này.

Stephen Dubner, một đồng tác giả của blog này, coi việc hợp tác này là cơ hội để làm việc với một tờ báo có tiếng và để thu hút độc giả cũng như sự hỗ trợ của tờ báo.

Các công ty truyền thông truyền thống khác cũng nhảy vào lĩnh vực blog. Tờ Houston Chronicle đã tuyển 50 blogger vào làm việc. Những lời bình luận của blogger này sẽ xuất hiện trên website của tờ báo.

Trên tờ Washington Post điện tử cung cung cấp đường link của nhiều blog về công nghệ, sức khỏe, giải trí… Vào năm 2006, Conde Nast, công ty sở hữu tờ Wired cũng như nhiều tạp chí và website khác, đã mua lại Reddit, một trang tin xã hội.

Nhà phân tích đầu tư Jim Peters của Standard & Poor tin tưởng rằng, mặc dù nhiều tờ báo in đã có trang web lớn trên mạng , việc hợp tác với các blog khiến các sản phẩm truyền thông của họ trở nên toàn diện và hấp dẫn hơn.

Điều này đặc biệt đúng với thế hệ độc giả trẻ tuổi, những người ít sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống để phục vụ nhu cầu thông tin của mình hơn cha mẹ họ.

“Tôi cho rằng, đây là một phần trong xu hướng tổng thể tiến tới bổ sung cách thức đưa thông tin, chứ không phải là một sự thay thế”, chuyên gia Peters nhận định.

Nhà phân tích đầu tư Tuna Amobi của S&P cũng đồng ý với quan điểm cho rằng các công ty truyền thông truyền thống dường như đang nhận ra tính hữu ích tiềm tàng của các blog trong việc tăng cường lượng độc giả cho các trang web của họ.

Theo Scott Kessler, một chuyên gia phân tích đầu tư của S&P, các công ty trực tuyến như CNET, Google, IAC/InterActiveCorp và Yahoo rất có thể cũng quan tâm đến việc theo đuổi những cơ hội mà blog có thể mang lại thông qua nội dung, quảng cáo và các công cụ.

Stephen Schwarzman, ông vua mới của Wall Street

Bất chấp sự thăng trầm của thị trường, hoạt động kinh doanh của Stephen Schwarzman gần như thắng nhiều hơn bại.

Trong tháng 2 vừa qua, với một giao dịch “làm nên lịch sử” trên thị trường chứng khoán New York và một buổi tiệc sinh nhật khiến cho các tờ báo phải tốn nhiều giấy mực, Stephen Schwarzman đã trở thành biểu tượng của một thời kỳ mới trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán ở Mỹ.

Ông đã được tạp chí Fortune gọi là “Ông vua mới của phố Wall”…

Trong khoảng ba thập niên qua, cùng với sự thăng trầm của thị trường chứng khoán Mỹ, hình ảnh của những nhà môi giới chứng khoán cũng có nhiều thay đổi. Vào thập niên 1980, các nhà môi giới của Wall Street mang dây đeo quần màu đỏ, đi ăn ở nhà hàng Le Cirque, kiếm tiền chủ yếu từ việc mua bán trái phiếu.

Một thập niên sau, họ mặc áo thun và chơi banh bàn suốt ngày ở các công ty đầu tư mạo hiểm nằm dọc theo con phố Sand Hill ở thung lũng Silicon nhưng vẫn kiếm được bạc tỉ nhờ cơn sốt chứng khoán công nghệ.

Nhưng nay thì Wall Street, cái nôi của thị trường chứng khoán New York, gần như đang bị thống lĩnh bởi những “tay chơi có tầm vóc” mới nổi lên. Họ xuất hiện thường xuyên vào mỗi thứ Hai ở phố Park Avenue, nơi đặt trụ sở Blackstone Group, một quỹ đầu tư chứng khoán hàng đầu ở Mỹ.

Mặc áo sơ-mi trắng, áo vét sọc nhỏ vốn là hình ảnh đặc trưng của dân tốt nghiệp trường kinh doanh Harvard, các tay môi giới của Blackstone nay đã lĩnh hội khá tốt những kỹ năng, kinh nghiệm của những người đi trước. Nhưng điều làm cho họ khác biệt với những người đi trước là họ đang thống lĩnh thị trường cổ phiếu vốn được xem là xương sống của nền kinh tế Mỹ trong thập niên này.

Đứng đầu Blackstone là Stephen Schwarzman, năm nay 60 tuổi, đang được xem là “nhân vật hàng đầu của phố Wall”. Năm 1985, Schwarzman thành lập Blackstone với chỉ hai hội viên và hai trợ lý. Đến nay Blackstone đã có 52 hội viên và 750 nhân viên, nắm quyền kiểm soát 47 công ty, đạt doanh thu hơn 85 tỉ đô la Mỹ từ nhiều mảng kinh doanh khác nhau.

Bất chấp sự thăng trầm của thị trường, hoạt động kinh doanh của Stephen Schwarzman gần như thắng nhiều hơn bại. Chẳng hạn năm 2004, Blackstone mua Công ty Hóa chất Celanese khi các nhà đầu tư quay lưng với nó; sau đó Schwarzman nhanh chóng đưa nó lên sàn. Mua Celanese ở Đức nhưng Schwarzman lại phát hành cổ phiếu của Celanese ở Mỹ, nơi các công ty hóa chất được ưa chuộng hơn, và thực tế đã thu lãi rất lớn.

Giới quan sát dự đoán lợi nhuận hàng năm của các quỹ đầu tư và kinh doanh bất động sản của Blackstone Group là không dưới 30% trong suốt năm năm qua. Nay thì Blackstone đang huy động 20 tỉ đô la cho các quỹ đầu tư và 10 tỉ đô la cho kinh doanh bất động sản và xếp hàng đầu trong số các cổ đông sẵn sàng đổ tiền vào, là ngân hàng Bank of America - một tổ chức tài chính có tài sản gấp bốn lần Blackstone.

Nhưng sự kiện xảy ra vào ngày thứ Hai, 19/2 vừa qua, mới thật sự làm cho Schwarzman trở thành nhân vật nổi tiếng. Đó chỉ là một cuộc họp hàng tuần ở Blackstone như bao cuộc họp khác; bắt đầu lúc 8 giờ 30 phút, bàn về thị trường cổ phiếu, tiếp theo là mảng bất động sản: 10 giờ 30, các quỹ bảo hiểm rủi ro: 2 giờ chiều, và kết thúc là mảng quản lý nợ lúc 4 giờ.

“Chúng tôi phải đi vào xem xét tình hình của từng khách hàng, từng giao dịch. Chúng tôi không hề có thời gian để nghỉ trưa”, Schwarzman thổ lộ. Nhưng chính tại cuộc họp này, Schwarzman và các cộng sự của mình đã quyết định mua lại Equity Office Properties với giá 39 tỉ đô la Mỹ sau hai lần nâng giá, tạo nên một kỷ lục về mua bán công ty.

“Giao dịch này không chỉ tạo ra sự khác biệt cho Blackstone mà còn mang ý nghĩa mở rộng nhãn hiệu của công ty này ra nhiều lĩnh vực khác nhau như bất động sản, các quỹ bảo hiểm tổn thất, các quỹ đầu tư vào từng quốc gia chuyên biệt”, James Lee Jr., Phó chủ tịch của J.P. Morgan Chase, ngân hàng “ruột” của Blackstone, nhận định.

Khi những tài năng quý hiếm nhất của Wall Street đều tập trung dưới mái nhà của Blackstone, quả thật Schwarzman đã trở thành người cầm trịch thị trường chứng khoán của Mỹ. Ông hầu như chưa bao giờ bỏ lỡ một cuộc họp vào mỗi thứ Hai. Ngay cả khi đang đi nghỉ ở Pháp, ông cũng gọi điện về văn phòng để họp. Khi các giám đốc điều hành khác đi công tác xa, ông tiến hành họp với họ qua hệ thống video-conference.

Trong các cuộc họp như vậy, các hội viên thường ngồi xung quanh một chiếc bàn có 20 chỗ, còn các cộng sự ít thâm niên hơn và những người mới gia nhập công ty thường đứng ở sát tường. Tinh thần của cuộc họp là tôn trọng những người tài và thường đi ngay vào các vấn đề, kết luận chính.

“Khi tham gia các cuộc họp, mọi người phải bắt đầu bằng việc đưa ra các kết luận bởi vì chúng tôi có rất nhiều chuyện phải bàn”, Mark Gallogly, người từng điều hành mảng cổ phiếu của Blackstone trước khi rời công ty này vào năm 2005 để thành lập công ty riêng mang tên Centerbridge Partners, nói.

Schwarzman, hiện có tài sản cá nhân lên đến trên 3 tỉ đô la Mỹ, là người ít nói và không hay la lối nhân viên mặc dù ông đang giữ cương vị là người đứng đầu một công ty “nóng” nhất của phố Wall. Người ta thường nhìn những người giữ những vị trí này là những ông chủ “dữ dằn”, luôn đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi rất cao cho các nhân viên.

“Nếu tôi có nổi giận thì điều đó là hiển nhiên. Nhưng tôi không muốn nói nhiều”, Schwarzman nói. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là các nhân viên của Blackstone cảm thấy dễ thở. Họ luôn đứng trước áp lực phải đạt được thành công và những kỳ vọng, mong đợi “ngầm” từ sếp của mình. “Đó là điều mà Steve đã có thể tạo ra trong môi trường làm việc của Blackstone”, Gallogly nói.

Tuy không phải là người hay la lối người khác khi làm việc, nhưng Schwarzman lại là người khá thích làm những chuyện nổi đình nổi đám để gây chú ý. Bằng chứng là việc ông tổ chức buổi tiệc sinh nhật lần thứ 60 của mình vào ngày 13/2 vừa qua.

Buổi tiệc được tổ chức khá tưng bừng ở Park Avenue Armony, cách căn hộ trị giá 30 triệu đô la Mỹ của Schwarzman vài tòa nhà, với chi phí lên đến hàng triệu đô la Mỹ. Buổi tiệc còn quy tụ hàng trăm người bạn thân thiết nhất của Schwarzman, có sự xuất hiện và trình diễn của các ca sĩ nổi tiếng của Mỹ như Rod Steward và Patti LaBella.

Người đứng ra tổ chức buổi tiệc sinh nhật thứ 60 cho Schwarzman chính là phu nhân của ông, Christine, một luật sư về tài sản trí tuệ.

Thương hiệu trong một thế giới siêu phẳng

Trong một thế giới phẳng, không còn những hố lõm níu giữ người tiêu dùng.

(Dân trí) – “Thế giới cũ là một thế giới không phẳng, với các dịch vụ, sản phẩm là các hố lõm, còn người tiêu dùng là các hòn bi nằm trong hố đó. Sẽ có quá nhiều rào cản khiến bạn không di chuyển từ hố này sang hố khác. Đó có thể là sự ngại ngần thay đổi một số điện thoại đã dùng hàng chục năm, sự bất tiện của việc đi tới cuối thành phố để mua một loại bánh ngọt mới...”

Dân trí xin giới thiệu bài viết với nhiều góc nhìn rất thú vị của ông Nguyễn Thế Tân, chuyên gia công nghệ, về vấn đề thương hiệu của các sản phẩm trên Internet.



Thế giới của Friedman đã phẳng, nhưng Internet còn phẳng hơn, đó là một thế giới siêu phẳng và không ma sát.



Trên Internet các site cạnh tranh chỉ cách nhau một bấm chuột. Các site tin tức VNN, VnExpress, Dân Trí, Tuổi trẻ nằm ngay cạnh nhau trên bookmarks của tôi; Digg, Techmem, MyYahoo và News.com cạnh tranh nhau khốc liệt vị trí góc tin công nghệ trên góc trái màn hình.Diễn đàn có Tathy.com* và Thanhnienxame.net



Cách đây 2 năm, nguồn tin công nghệ chủ yếu của tôi là News.com, sau đó mở rộng thêm Google news và Yahoo news.



Trong thời gian 12 tháng gần đây, Google news và Yahoo news là người tổng hợp tin tức, còn news.com là nơi cung cấp thông tin chuyên sâu chủ yếu.



6 tháng sau, Google news đánh mất vị trí, News.com không còn là chủ đạo,thay vào đó là Beta.news, topix.net và một số blogs, những site này mang tới những giá trị mới: ý tưởng tự do hơn, thảo luận hai chiều và sự nhanh chóng trong cập nhật tin tức.



6 tháng tiếp theo đó, Betanews thậm chí không còn nằm trên bookmarks. Google News vẫn ở đó, nhưng chỉ được bấm vào khi không còn gì để bấm. YahooNews vẫn sống sót nhưng yếu ớt. 3 đối thủ mới là MyYahoo, Digg và Techmem chiếm trên 90% số lần sử dụng.



Lúc đầu trong 6 tháng này MyYahoo mang đến giá trị là sự tổng hợp thông tin từ hàng loạt blog mà tôi theo dõi, tôi vào đó lướt qua tiêu đề và chọn bài sẽ đọc trong các blog.



Từ khoảng 3 tháng nay Digg xuất hiện trong bookmark của tôi , giá trị nó mang lại là giới thiệu các chủ đề công nghệ đang được quan tâm nhất trên thế giới. Và chỉ trong 1,5 tháng gần đây kể từ lúc bắt đầu thật sự sử dụng Techmem , nó đã chiếm 50% số lần bấm chuột. Giá trị của Techmem là giúp tôi biết được điều gì đang xảy ra, giới truyền thông và độc giả đang thảo luận điều gì.



Điều tôi muốn nói là gì?



Trên Internet nếu bạn không phải là SỐ 1, nếu bạn không mang lại các giá trị tốt nhất cho người dùng, bạn sẽ bị thay thế. Và sự thay thế đó rất nhanh chóng, trước đây nó là hàng năm, rồi hàng quý, bây giờ đã là hàng tháng. Hơn nữa, trên Internet chỉ có 1 người là số một, cuộc chơi ở đây là "Người chiến thắng sẽ được tất cả".



Thế giới cũ và mới



Thế giới cũ là một thế giới không phẳng, với các dịch vụ, sản phẩm là các hố lõm, còn người tiêu dùng là các hòn bi nằm trong hố đó. Sẽ có quá nhiều rào cản khiến bạn không di chuyển từ hố này sang hố khác. Đó có thể là sự ngại ngần thay đổi một số điện thoại đã dùng hàng chục năm, sự bất tiện của việc đi tới cuối thành phố để mua một loại bánh ngọt mới, sự thiếu tin tưởng khi thử một nhãn hiệu sản phẩm mới, sự không quen thuộc về giao diện khi chuyển từ điện thoại Nokia sang dùng SonyErricson, chi phí quá lớn cho việc chuyển chỗ ở để có được một trường học tốt cho con cái, chi phí điện thoại quá lớn để thực hiện các cuộc làm ăn xuyên biên giới, hay vô vàn nguyên nhân khác.



























Một thế giới vật lý của Thomas Friedman là thế giới phẳng, người ta không quá khó khăn trong việc dịch chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, tuy vậy các hố lõm và rào cản vẫn tồn tại, quá trình dịch chuyển diễn ra từ từ, chậm chạp.



Và cuối cùng, đó là Internet - một thế giới siêu phẳng và không ma sát. Như đã mô tả ở trên, nó chỉ có một điểm lõm duy nhất do người chiến thắng nắm giữ, sự dịch chuyển là nhanh chóng bởi vì các dịch vụ chỉ cách nhau một nút bấm chuột. Đó là thế giới cạnh tranh khốc liệt với nguyên tắc khắc nghiệt kẻ thắng được tất.



Giá trị của thương hiệu



Nhiều thực nghiệm cho thấy, Yahoo, Microsoft có chất lượng kết quả tìm kiếm không thua kém Google, Ask.com thậm chí có những cải tiến xuất sắc về search, nhưng thị phần tìm kiếm của Google tăng liên tục, phần còn lại của các search engine khác chủ yếu do các site nội dung của họ tạo ra. Một số người thậm chí còn sử dụng Google để tìm từ Yahoo. Lý do là vì nghĩ tới search, người ta nghĩ tới Google - thương hiệu số 1 trong search.



Trong thế giới siêu phẳng với ma sát bằng không, hay nói cách khác là hàng rào cản trở sự dịch chuyển tiêu dùng gần như không có, Google dẫn trước Yahoo và Microsoft về sản phẩm và thương hiệu.



Yahoo và MS có thể bắt kịp Google về chất lượng phép tìm kiếm, đôi lúc Ask.com còn vượt lên trên với những sáng kiến độc đáo, nhưng trong tâm trí người sử dụng, search vẫn là Google.



Và khi Ask.com chưa có được công cụ search tốt hơn hẳn search của Google tới mức đủ để bù đắp khoảng cách về thương hiệu thì họ vẫn chưa thể lấy được người sử dụng từ tay Google.



Còn khó hơn nữa, vì thương hiệu bám rất chắc trong tâm trí người sử dụng, Ask.com buộc phải duy trì được khoảng cách sản phẩm so với Google search trong một thời gian dài. Với tiềm lực và vị thế dẫn đầu của mình, Google sẽ không khó khăn gì trong việc xóa bằng khoảng cách sản phẩm và khi đó vì thế giới là siêu phẳng và ma sát bằng không, mọi khách hàng sẽ trở về điểm lõm của Google.



Ma sát bằng không giúp cho Ask.com giành khách hàng từ tay Google, nhưng nó cũng giúp cho Google giành lại mọi thứ cũng dễ dàng như vậy. Lợi thế luôn thuộc về người có thương hiệu bởi vì thay đổi khoảng cách sản phẩm là điều dễ dàng hơn hẳn.



Một thời gian trước, vào thời điểm ban đầu khi TNXM tách khỏi Tathy.com, có thể nói lực lượng hai bên khá cân bằng nhau. Thậm chí tnxm thời điểm ban đầucó mometum khá tốt, và trong những giai đoạn nhất định nó còn vượt lên so với Tathy.com. Nhưng tathy.com có lợi thế thương hiệu, và sai lầm lớn nhất của TNXM là không nhanh chóng tái định vị thương hiệu của mình mà bám theo triết lý cũ, nội dung cũ, hải đăng cũ. Một khi thành viên phải lựa chọn giữa hai thứ giống nhau, thì với họ Thăng Long có nghĩa là tathy.com, kết cục cuối cùng người có thương hiệu đã chiến thắng.



Nói tóm lại, Thương hiệu ăn sâu vào tiềm thức mọi người, bền vững và khó thay đổi, vì vậy nó giúp bạn duy trì và giữ vững khoảng cách trước các đối thủ tấn công liên tục trên Internet. Khách hàng có thể tạm thời chuyển sang đối thủ khi họ có sản phẩm tốt hơn, nhưng khi bạn đưa khoảng cách sản phẩm về zero thì quy luật của thế giới siêu phẳng, không ma sát sẽ lại đưa tất cả khách hàng trở về với bạn.

Monday, October 22, 2007

Stock market: Story of LDK

What a disaster these last three weeks have been! But stop and think about the whole picture. It is helpful to divide this situation into two parts.

1. The company, LDK Solar (LDK)- both its fundamentals and a quantitative assessment of the charges against it.
2. The factors affecting its stock price until the audit report, earnings, or both.

The Company, the Charges, the Media Circus

LDK is extraordinary; it had a forward PE of 18.42 on Friday and a PEG of .36, and a multi-year growth rate between 60 and 150% per year. It is in the right place in the right industry at the right time. These facts are clear to many and they want to own the shares of LDK. Of course they would much rather buy them cheaply. The average retail investor does not control the price but the large investor, hedge funds, trading desks of large investment banks can control it.

Along comes Charley Situ, a financial controller who had been fired by the company, who claims that the company's inventory numbers are fraudulent. He sends inside company information to many parties; the media, investment banks, hedge funds, SEC, and who knows who else. He claims 250 metric tons of silicon scrap is worthless and should be written off the books. Two analysts give a heads up, and the stock price drops. One of the two, CIBC, downgrades it twice in one week. The other, Piper Jaffray does not and makes positive comments. Still another, Needham & Co upgrades it to strong buy yet it somehow that does not show up on Yahoo Finance either as a news story or under the analyst opinions, although it did on Bloomberg and several other sites.

Then, Barron's Online publishes a hit piece two hours before market close on a Friday. The article is beyond imagination in its viciousness and predicts the stock will fall to zero, implying the company is a fraud and another ENRON. They republish it over the weekend and again on Monday. The next Friday, two hours before closing, they do it again all over, claiming new information and including a video that attempts to draw in several other Chinese solar companies. They republish that one again on the next Monday also. (Interestingly, these Friday articles have now been withdrawn.) Pete Najarian of Fast Money on CNBC Monday night says the stock is finished. Robert Hsu, the Chinese stock analyst says sell (at $35) because the company will not speak to him. (Two weeks before he was recommending it in the 60s)

By Tuesday morning in premarket trading the stock drops to $33 from its $76 value of two weeks before. Then LDK files a statement with the SEC directly responding to Charley Situ's charges. Instantly the stock rises and doesn't stop until it hits $47. An external audit believed to be by KPMG has been started the previous week and LDK confirms this.

The company has 104,000,000 shares of stock. All but 17,000,000 are in the "lockup" period and cannot be traded. Institutions that either can or cannot trade the stock are believed to comprise 75% of the 17,000,000, making about 4,000,000 real shares actually being traded. On several days before the new naked short rules went into effect last Monday, the volume was over 30,000,000 shares a day. After the rule change it dropped to four or five million per day.

Last Thursday the Wall Street Journal Online published another negative article with an inaccurate headline. Although very slanted, it was not anywhere near the league of the Barron's pieces. The next day, Friday at 4:01 pm, after option expiration and the market closed, they published another piece. This time it was more balanced and quoted analysts and LDK customers with positive commentary (first time this has occurred in the media). They also included an impressive write-up on the CEO.

However, last Friday, Goldman Sachs came out with a Sell rating on LDK. Goldman Sachs had never covered this stock before and it is considered exceptional to start a company with a Sell rating. That rating further reduced the stock again in a freefall as stop loss orders were popping off and panic selling had set in. It ended up closing at $35.68, down about 14%.

The Charges in Detail

First, there have never been any charges against LDK except the issue over the inventory. The disputed evaluation is over 250,000 kg of scrap silicon that was purchased for reprocessing into wafers. We know this is on the books at the purchased price but we do not know the purchased prices. They can be estimated. I have done this in an earlier posting on the Yahoo Message board for LDK (one editorial comment, change kiloton to metric kilograms).

The worst case if all 250,000 kg is worthless is $57,000,000 and $25,000,000 is the intermediate case. I finally concluded $7,500,000 may occur which would affect earnings by $.07. That translates to a reduced stock price of about $2.00, much different from the recent $41.00 drop over this issue. In the absolute worst case it would result in charge of $57,000,000 and a stock price reduction of $7.60.

It appears the negative impact of the media stories, downgrades, and short and naked short sales of this stock have been excessive and remarkable. Why has all this happened? My personal opinion is it is both a coordinated manipulation on a masterful scale as well as an opportunistic situation for traders who were not connected to any manipulation.

Factors Affecting the Stock Price Pre Audit Report

This is a fearful time. Many investors and traders have lost large sums either as hard or paper losses. Nothing about what's happened is for the average uninformed investor.

In the absence of an effective company early this week, anything can happen. It could hover, go up, or continue downward severely. It's the third possibility that needs some prior thought. There's nothing particularly keeping the selling pressure down. Many are fearful and capitulating. Naked short selling comes in effective bursts driving through stop loss set points. All the downward pressure is either from panic sales, stop loss orders, or naked shorting. The idea on the shorting side is twofold. First to cover newly shorted stock at a lower price; second, a possibly much bigger factor, to cover naked short positions from the last two weeks; finally, to accumulate stock for the ride back up, whenever it starts. The shorting is a machine gun; the accumulating is a slow moving big truck.

I think longer term investors should not be afraid and should look for a resolution resulting in a positive return of momentum based on the fundamentals of the company. For myself, I will continue to buy in stages in case it continues to fall. Otherwise I will watch and still maybe buy some calls. I'm not selling sell because I see a growing disconnect between the story and the circumstances.

Disclosure: Author has a long position in LDK solar